Công ty Cổ Phần Dịch Vụ Tang Lễ Đỗ Yến Anh

  • 091 932 9696
  • 0389 698 696

dịch vụ

Tượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát

Công ty Cổ phần Dịch vụ Tang Lễ Đỗ Yến Anh phục vụ tượng phật theo yêu cầu của tang quyến.

Sự tích Quan Thế Âm Bồ Tát

Quan Âm nguyên là Quán Thế Âm nhưng do tránh chữ Thế trong tên nhà vua Đường là Lý Thế Dân nên gọi là Quan Âm hoặc Quán Âm, là tên của Bồ Tát Quán Thế Âm (avalokiteśvara) tại Việt Nam, Trung Hoa, Triều Tiên, Nhật Bản và các nước lân cận. Phật tử Trung Hoa thường thờ cúng Quan Âm bên cạnh các vị Bồ Tát Phổ Hiền (sa. samantabhadra), Địa Tạng (sa. kṣitigarbha) và Văn-thù-sư-lợi (sa. mañjuśrī). Đó là bốn vị Đại Bồ Tát của Phật giáo Trung Hoa.

Quan Âm hiện thân trong mọi hình dạng để cứu độ chúng sinh, nhất là trong các nạn lửa, nước, quỷ dữ và đao kiếm. Phụ nữ không con cũng hay cầu Quan Âm. Quan Âm cũng hay được nhắc tới bên cạnh Phật A-di-đà (sa. amitābha) và trong kinh Diệu pháp liên hoa, phẩm 25 với tên Phổ môn, các công hạnh của Bồ Tát trình bày rõ ràng và tán thán. Tại Trung Hoa và Việt Nam, Quan Âm thường được diễn tả dưới dạng nữ nhân.

Tượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát

Đức Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát

Trong thần thoại, văn học bác học (như tác phẩm Tây du ký của Trung Hoa), văn học dân gian, hay trong kinh sách nhà Phật (ví dụ phẩm Phổ môn), thì Quán Thế Âm Bồ Tát được xem là vị Bồ Tát có thần lực nhất, chỉ sau Phật Tổ. Điều này có thể là do Quan Âm là vị Bồ Tát cứu độ chúng sanh và là Bồ Tát đặc trưng cho tinh thần của Phật giáo Đại thừa - giác tha, có nghĩa là cứu vớt và giác ngộ người khác - cho nên có thể Phật giáo Đại thừa đã nâng ngài lên tầm quan trọng như vậy, khác biệt với Phật giáo Tiểu thừa. Điều này càng làm tăng lòng sùng kính của người theo đạo Phật đối với Quán Âm. Trong mọi ngôi chùa, thường thì chính giữa là tượng đức Phật Tổ, hai bên là tượng Quán Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát, tuy nhiên ở ngoài khuôn viên chùa hầu hết đều có tượng đức Phật Tổ hay Quán Thế Âm mà không thấy hoặc ít thấy hơn tượng của các vị Phật hay Bồ Tát khác.

Tranh tượng thường trình bày Quan Âm dưới nhiều dạng khác nhau, nhưng phổ biến nhất là dạng một vị Bồ Tát nghìn tay nghìn mắt. Có khi Quan Âm ẵm trên tay một đứa bé, có khi một đồng tử theo hầu. Người ta cũng hay vẽ Quan Âm hiện trong mây, hoặc cưỡi rồng trên thác nước. Hình ảnh Quan Âm đứng trên một hải đảo cứu người bị nạn cũng phổ biến, biển cả tượng trưng cho Luân hồi. Tay Quan Âm thường cầm hoa hoa sen hay bình nước Cam lộ.

Danh xưng Quán Thế Âm là xuất phát từ một truyền thuyết của Phật giáo, tin rằng những người tu hành đạt tới chính quả, thì ngũ giác của họ có thể dùng chung được. Nghĩa là họ có thể dùng tai để "nhìn" thấy hình ảnh, dùng mắt để "nghe" thấy âm thanh, lưỡi có thể ngửi được, v.v. Theo lòng tin này, thì danh xưng Quán Thế Âm Bồ Tát có nghĩa là: vị Bồ Tát luôn "nhìn thấy" tiếng ai oán, đau khổ trong bến mê của chúng sinh và sẵn sàng cứu giúp hay nói pháp khi cần.

 

 

 

Theo quan niệm Trung Hoa, Quan Âm ngự tại Phổ-đà Sơn, miền Đông Trung Hoa, đó là một trong Tứ đại danh sơn, là bốn trú xứ của bốn Đại Bồ Tát của Phật giáo Trung Hoa. Tại Trung Hoa - đến thế kỷ 10 - Quan Âm còn được giữ dưới dạng nam giới, thậm chí trong hang động ở Đôn Hoàng, người ta thấy tượng Quán Âm để râu. Đến khoảng thế kỷ thứ 10 thì Quan Âm được vẽ mặc áo trắng, có dạng nữ nhân. Có lẽ điều này xuất phát từ sự trộn lẫn giữa đạo Phật và đạo Lão trong thời này. Một cách giải thích khác là ảnh hưởng của Mật tông (xem Tantra) trong thời kỳ này: đó là hai yếu tố Từ bi (sa. maitrī-karuṇā) và Trí huệ (sa. prajñā) được thể hiện thành hai dạng nam nữ, mỗi vị Phật hay Bồ Tát trong Mật tông đều có một "quyến thuộc" nữ nhân. Vị quyến thuộc của Quán Thế Âm được xem là vị nữ thần áo trắng Đa-la (sa. tārā), và Bạch Y Quán Âm là tên dịch nghĩa của danh từ đó. Kể từ đó Phật tử Trung Hoa khoác cho Quan Âm áo trắng và xem như là vị Bồ Tát giúp phụ nữ hiếm muộn.

Một trong các lý do đó là đối với Phật giáo, Phật không phân biệt nam hay nữ. Khác với các thần thoại sơ khai quan niệm các vị thần có giới tính và có sự sinh sản, Phật giáo và các tôn giáo lớn trên thế giới không cho rằng thần của họ có giới tính và sự sinh sản. Do đó việc quan niệm Quan Âm là nam hay nữ không phải là vấn đề quan trọng trong Phật giáo. Vả lại, theo phẩm Phổ môn, khi muốn cứu vớt hoặc giác ngộ cho chúng sinh, Quan Âm có thể hóa thành 32 sắc tướng như Phật, Bồ Tát, Càn-thát-bà, thiện nam, tín nữ, v.v., tùy theo đối tượng để cứu giúp chúng sanh.

Có rất nhiều huyền thoại về Bồ Tát Quan Âm. Theo một huyền thoại Trung Hoa thì Quan Âm là con gái thứ ba của một nhà vua. Lớn lên, mặc dù vua cha ngăn cản nhưng công chúa quyết đi tu. Cuối cùng vua nổi giận, sai đem giết nàng. Diêm vương đưa nàng vào địa ngục, ở đó công chúa biến địa ngục thành Tịnh độ, cứu giúp người hoạn nạn. Diêm Vương thả nàng ra và công chúa tái sinh lại trên núi Phổ-đà biển Đông và trở thành người cứu độ cho ngư dân. Đến khi vua cha bị bệnh nặng, nàng cắt thịt đắp lên chỗ bệnh. Nhà vua khỏi bệnh và nhớ ơn, cho tạc tượng nàng. Tương truyền rằng, vì hiểu lầm ý của nhà vua mà người ta tạc nên bức tượng nghìn tay nghìn mắt, được lưu truyền đến ngày nay.

Tại Trung Hoa, các ngư dân thường cầu nguyện Quan Âm để được bình an trong các chuyến đi đánh cá. Vì thế có Quan Âm cũng có biệt hiệu "Quan Âm Nam/Đông Hải".

Quan Âm bồ tát cũng chính là Từ Hàng đạo nhân trong Phong thần diễn nghĩa. Ở Việt Nam, Nguyên phi Ỷ Lan được nhân dân gọi là Quan Âm Nữ, được thờ ở Chùa Bà Tấm.

Sự hiện thân của Đức Quan Thế Âm mang đến cho chúng ta một thông điệp đó là tình thương yêu, nhẫn nại và sự thức tỉnh vì lòng từ bi dùng mọi phương tiện hóa thân…. Với những mong nguyện cứu độ chúng sanh, Bồ Tát luôn luôn có mặt khắp nơi dìu dắt mọi người thoát khỏi khổ đau.

Qua những ý nghĩa trên, chúng ta thấy lòng từ bi cao cả của Bồ Tát thật khôn lường. Lễ bái tượng Bồ Tát Quan Thế Âm, chúng ta phải luôn ghi nhớ hai đức tánh căn bản của Ngài: nhẫn nhịn và từ bi, để đem áp dụng đời sống hàng ngày. Có thế, sự lễ bái mới thật sự hữu ích và vô cùng cần thiết.

Công ty chúng tôi luôn cung cấp tượng phật theo yêu cầu và mong muốn của gia quyến đề ra.

- Mọi chi tiết quý khách vui lòng liên hệ địa chỉ duy nhất.

 

                                                              CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ TANG LỄ ĐỖ YẾN ANH (TANG LỄ HÀ ĐÔNG) 

                                                              Web: tanglehadong.com

                                                                    Đ/c: số 10E, Phố Nguyễn Viết Xuân, P. Quang Trung, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội

                                                                    Hotline: 0389 698 696  -  091 932 9696 Mr. Tuấn